Cách nuôi gà nhanh lớn thì chắc chắn ai cũng biết nhưng để nuôi gà chọi khỏe mạnh giúp gà đá có sức và dũng mãnh hơn thì không phải ai cũng biết đến. Chính vì hiểu được vấn đề của nhiều người hôm nay chúng tôi mách bạn một số cách nuôi gà chọi khỏe mạnh có lực đá tốt được khá nhiều người ứng dụng và thành công.
Cách chọn thức ăn chế độ dinh dưỡng cho gà
Tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau của gà để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Gà chọi con bạn hãy cho ăn thức ăn hỗn hợp gồm: 10% cám gạo + 30% lúa + 20% ngô + 20% cá tươi nấu chín + 20% rau xanh. Ngoài ra bạn nên thả cho gà con đi kiếm ăn tự do để cho xương cốt cứng cáp, khỏe mạnh hơn.
Đối với gà chọi đã lớn thì nên bổ sung thêm rau xanh vào bữa ăn mỗi ngày cho gà chọi. Gà trống thi đấu một ngày cần: 0,25 kg lúa, 0,1 kg rau và 0,1 kg thịt bò, lươn. Ngoài ra thì bạn có thể cho gà chọi ăn thêm ngũ cốc, côn trùng, trứng vịt lộn, tép,.. Thông thường theo kinh nghiệm của các sư kê bữa ăn của gà chọi được chia thành làm 2 bữa sáng lúc 9h và chiều lúc 4 đến 5 giờ tùy các mùa trong năm.
Ngoài ra khi nuôi gà chọi chiến vào mùa đông sẽ cho gà ăn vào 4h chiều sớm hơn mùa hè bởi trời mau tối gà có thể bị nhiễm lạnh.
Cách nuôi gà chọi khỏe mạnh chế độ luyện tập đúng cách
Thứ nhất: Nên luyện tập cho gà chọi “ Nhất Khỏe, Nhì Tài”
Để nuôi gà chọi khỏe mạnh đá có lực chúng ta cần có các kỹ thuật chăm sóc đặc biệt và vần vỗ gà chọi là cách thức tập luyện để chuyển gà “mộc” thành gà “chiến”.
Có 3 hình thức vần gà :
- Gà vần với gà: 2 gà cuốn chân, bịt hoặc thả mỏ ”quần thảo” với nhau, gọi là vần hơi hay vần đòn.
- Gà vần tập luyện với người: gọi là tập bộ, trong đó có hình thức tập”quay thóc”.
- Gà chạy lồng có người theo dõi đếm vòng.
Thứ hai: Vào nghệ
Đây là công đoạn không thể thiếu được trong “ trình” nuôi gà chọi : Gà có săn chắc, sức chịu đòn cao & công lực phát ra nặng hay không, tuỳ thuộc chủ yếu vào việc làm này. (Vào nghệ chính là nghệ được nấu với phèn chua, muối và các vị thuốc đặc biệt dành cho gà). Lấy bàn chải hoặc cọ quét bôi nước nghệ gần khắp cơ thể gà, tập trung ở những vùng hay bị đòn đánh tới như: Đầu, mắt, cần cổ, vai, lưng, cánh, hốc nách, hông sườn, ngực và các vùng hay sinh mỡ như: gầm bụng, đít gà.
Ra nghệ: Sau 6h đồng hồ vào nghệ, ta phải từng bước ra nghệ phun nước chè, xoa đều bớt nghệ lần 1, 4h đồng hồ sau lại phun nước chè, xoa đều ra bớt nghệ lần 2.
Tiếp đến bước vào tập “quay thóc” rồi ra nghệ lần 3 bằng cách om nước chè tươi đun sôi và phun tắm xoa khô bằng nước sôi để nguội hoặc rượu.
Thứ 3: Om Chườm
Đây là việc làm cần thiết không thể thiếu, nhờ đó làm gà săn chắc, sức bền chịu tăng lên và ra đòn nặng hơn so với gà không được om.
Một số lưu ý khi nuôi gà chọi khỏe mạnh bạn không nên xem thường
- Không nên nhốt gà chọi quá lâu trong chuồng, khi nhốt cơ thể của gà chọi sẽ mất đi sức dẻo dai và sự nhanh nhẹn chúng vốn có.
- Muốn có một chiến kê khỏe mạnh bạn cần biết vào nghệ, bóp rượu cho gà chọi, vần gà chọi……
- Bạn cần phải có chế độ luyện tập gà theo một phương pháp nhất định giúp gà không chỉ khỏe mạnh mà có lực đá tốt. Luyện tập là cách duy nhất để trau dồi kỹ năng, rèn luyện sức bền, sự dẻo dai của cơ thể gà. Cùng với khả năng bắt khả chiến bại trong các trận đấu.
Tạm kết:
Qua những thông tin chia sẻ trên mong giúp bạn thêm kiến thức về các cách nuôi gà chọi khỏe mạnh. Ngoài những mẹo nhỏ kèm lưu ý trên nếu quý khách gặp vấn đề thắc mắc nào trong quá trình nuôi gà chọi có thể liên hệ với chúng tôi để được các chuyên gia những người có kinh nghiệm lâu năm giúp bạn giải đáp một cách nhanh chóng, tận tình nhất.
Chúc các bạn thành công trong việc nuôi gà chọi của mình.