Bệnh đậu gà – một căn bệnh quen thuộc và phổ biến của gà mà nhiều người yêu hay chăn nuôi loài gia cầm này đều biết. Bệnh này nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời rất có thể dẫn tới tử vong, gây thiệt hại về kinh tế của người chăn nuôi. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu chăn nuôi thì có thể chỉ nghe qua tên chứ chưa biết thực sự bệnh đó như thế nào. Để giúp cho người chăn nuôi hiểu rõ hơn thì bài viết dưới đây chúng tôi sẽ nói về bệnh đậu gà là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị. Hãy cùng chúng tôi theo dõi.
Bệnh đậu gà là gì?
Bệnh đậu gà là một bệnh ngoài da rất dễ nhận biết với các cục mụn vẩy xuất hiện trên phần da đầu, mào, tai, mép mũi. Bệnh này có thể lây lan theo nhiều con đường khác nhau nhưng chủ yếu do virus đậu Poxviridae gây ra.
Ngoài ra, bệnh này còn có thể được nhìn thấy ở các loại chim nuôi chuồng nhưng ít gặp ở thủy cầm.
Nguyên nhân gây lên bệnh này là gì ?
Như đã nói, bệnh đậu gà được gây lên chủ yếu do virus đậu Poxviridae gây ra, là một bệnh truyền nhiễm mạnh ở gà và các loài gia cầm hoang dã. Bệnh xảy ra nhiều ở các nước có khí hậu nhiệt đới. Ở nước ta bệnh đậu gà xảy ra quanh năm nhưng vào mùa đông xuân hoặc cuối xuân đầu hè khi thời tiết khô hanh thì bệnh dễ phát và nặng nhất. Bệnh có thể lây lan qua nhiều con đường khác nhau bao gồm nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân gián tiếp.
Nguyên nhân trực tiếp
Bệnh này lây trực tiếp từ mầm bệnh sang con khỏe. Mụn có thể mọc bên trong miệng gọi là đậu ướt, mọc ngoài da gọi là đậu khô. Virus đậu có thể tồn tại ở môi trường ngoài khá tốt, do đó một chuồng chứa nhiều con thì khi 1 con bị bệnh, ắt sẽ lây sang những con khác nếu không được phát hiện để phòng bệnh và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gián tiếp
Virus đậu có thể tồn tại trên các thiết bị chăn nuôi, tồn tại trên nền chuồng nên dễ lây lan từ nơi này qua nơi khác thông qua gián, ruồi hoặc muỗi. Điều này có thể làm lây nhiễm bệnh từ đàn gà này sang đàn gà khác.
Triệu chứng của bệnh đậu gà là gì ?
Dấu hiệu của bệnh đậu gà thường được thấy ở ba thể: thể ngoài da, thể niêm mạc và thể hỗn hợp.
Thể ngoài da
Biểu hiện của bệnh là mụn hình thành ngoài da tại những vùng da không lông như mào, tích, mắt, miệng, mặt trong cánh, quanh hậu môn và da chân. Mụn khi mới xuất hiện thường có màu nâu xám hoặc xám đỏ, màu đỏ khi mụn đã to dần. Mụn khi vỡ ra có mủ ở dạng kem, mụn đậu khô sẽ bong tróc và để lại sẹo.
Thể niêm mạc
Ở thể này thường xảy ra ở gà con. Mụn đậu thường xuất hiện trong niêm mạc, hầu họng, khóe miệng hoặc thanh quản làm cho gà thấy khó thở. Lớp màng giả sau khi tróc đi sẽ thấy lớp niêm mạc màu đỏ.
Thể hỗn hợp
Triệu chứng của bệnh ở thể này có thể nhìn thấy ở ngoài da và yết hầu, xuất hiện nhiều ở gà con. Thể này, tỷ lệ gà chế khá cao, lên tới 5-10% trên tổng đàn, thậm chí có thể lên đến 20-25% khi bệnh kế phát.
Ngoài những thể này ra thì còn có dấu hiệu ở thể nhiễm trùng huyết. Bệnh xảy ra khoảng 3-4 tuần và đa phần có thể lành bệnh. Thể này thì không có dấu hiệu cũng như triệu chứng ở da mà chỉ sốt cao, bỏ ăn, tiêu chảy. Tuy nhiên nếu không được vệ sinh chuồng sạch sẽ thì tỷ lệ chết có thể lên đến 50% vì chúng lây lan sang nhau.
Cách điều trị bệnh
Bệnh này do virus gây lên, do vậy rất khó điều trị dứt điểm. Hiện tại, không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng hoặc dùng các loại kháng sinh để phòng bội nhiễm.
Có thể sử dụng lọ mực chữa đậu về bôi vào các nốt đậu 4 lần/ ngày và cách ly với gà có thể trạng khỏe. Ngoài ra, dùng tay cậy mụn đậu, nặn nhân bên trong rồi dùng nước muối ấm rửa sạch để khô. Sau đó lấy thuốc tetracyclin màu vàng nghiền trộn lẫn với thuốc mắt mỡ của người và bôi đều hỗn hợp vừa tạo lên các nốt đậu.
Bên cạnh đó có thể dùng xanhtininen kết hợp với thuốc kháng sinh. Kết hợp sử dụng vôi bột để khử trùng khu vực nhốt gà để tránh bệnh tái phát.
Kết luận
Trên đây là những thông tin mà bác sĩ thú y online của chuyên trang ABC chia sẻ cho những người chăn nuôi gà có thêm kiến thức về bệnh đậu gà. Hy vọng đó sẽ là những kiến thức bổ ích. Nếu muốn có kinh nghiệm chăm sóc gà tốt, hãy theo dõi trang web của chúng tôi để bổ sung kiến thức chăn nuôi cho mình.