Ở giai đoạn sức đề kháng đang còn khá yếu lại chịu sự tác động từ nhiều yếu tố như khí hậu, môi trường, nguồn nước, thức ăn không đảm bảo…sẽ không tránh khỏi việc xuất hiện các bệnh ở gà con. Vậy, những căn bệnh đó là bệnh gì,? cách điều trị như ra sao? Thì bạn hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Gà con nói chung và đặc biệt gà con trong giai đoạn 4 tuần tuổi nói riêng luôn luôn câng một chế độ chăm sóc đặc biệt, bởi hệ miễn dịch kém nên rất dễ nhiễm bệnh. Một số bệnh phổ biến mà gà con thường mắc phải như bệnh bạch lý, bệnh cầu trùng hay bệnh Gumboro…Các căn bệnh này sẽ gây hậu quả xấu, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của gà cũng như tổn hại kinh tế cho người chăn nuôi. Vì vậy, cần phải có kiến thức cơ bản về bệnh và đưa ra cách phòng và điều trị kịp thời.
3 bệnh thường gặp ở gà con
1.Bệnh bạch lỵ
Đây là một trong những bệnh phổ biến nhất mà gà con thường mắc phải, nếu không có cách điều trị kịp thời thì một khi mắc phải bệnh bạch lỵ sẽ rất dễ bị tử vong.
a.Nguyên nhân hình thành bệnh bạch lỵ là gì?
- Di truyền từ gà mẹ qua trứng: Khi gà con nở được 2 tuần tuổi thì bệnh sẽ biểu hiện rõ rang.
- Lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa.
b. Triệu chứng
- Gà có hiện tượng tiêu chảy, bỏ ăn
- Cánh sã, ủ rũ, mệt mỏi, không muốn vận động
- Phân có bọt trắng lẫn máu quanh hậu môn.
c. Cách điều trị
- Luôn giữ ấm chuồng trại cho gà 24/24h
- Tăng cường uống nước pha vitamin C với liều lượng 1g/1 lít ở ngày đầu
- Dùng thức ăn dễ tiêu như : tấm trộn tỏi băm nhuyễn hoặc cám công nghiệp ở ngày thứ 2 – 5.
- Cho uống Enrocolistin + kháng sinh Ampicoli liên tục 5 ngày
- Bổ sung điện giải B-Complex để tăng cường sức đề kháng
Bệnh Gumboro
Bệnh Gumboro cũng là bệnh mà gà con, gà trưởng thành dễ mắc phải. Bệnh có triệu chứng khá đặc trưng nên giúp cho người chăn nuôi dễ dàng hơn trong việc nhận biết và phân biệt với các loại bệnh khác.
a.Triệu chứng
- Gà mắc bệnh Gumboro thường sẽ mổ cắn nhau ở vùng hậu môn, nhảy lung tung
- Đi ngoài nhiều, phân loãng.
- Bỏ ăn, diều đầy hơi
- Ngực xuất hiện các vết xuất huyết bầm đen, dịch nhầy nhiều ở túi Fabricius
b. Cách phòng và điều trị
- Hiện tại, chưa có loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm bệnh Gumboro. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại kháng sinh trợ lực, cầm máu sẽ là giải pháp tốt nhất để giúp tăng cường sức đề kháng cho gà trong giai đoạn bị bệnh.
- Vacxin nhỏ mắt Gumboro
- Vitamin B12: 2 ống
- Vitamin K: 2 ống
- Bổ sung Bcomplex: 4ml
- Anti – Gumboro đường Glucozo pha cùng nước
- Chích nước sinh lý ngọt trong 2 ngày
- Cách ly gà mắc bệnh khỏi đàn để tránh tình trạng lây lan
Bệnh cầu trùng
Đây là một trong những căn bệnh có tính nguy hiểm cao, có thể phá hủy cơ quan nội tạng cách nhanh nhất. Khi gà mắc căn bệnh này thì khó có thể trở tay được bởi tỷ lệ mắc cầu trùng trong đàn khá lớn.
a.Nguyên nhân gây bệnh
- Lây lan qua nguồn thức ăn, nước uống từ gà bệnh thải ra môi trường
b.Đặc điểm và triệu chứng
- Đối tượng: Gà con từ 20-30 ngày tuổi
- Gà đi không vững, đầu bị ngoẹo
- Bỏ ăn, ủ rũ
- Ban đầu phân có màu xanh sau chuyên sang nâu lẫn máu
- Có dấu hiệu bị xuất huyết và sung to ở manh tràng khi giải phẫu
c.Cách phòng bệnh
- Luôn kiểm tra và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
- Nguồn thức ăn, nước uống phải đầy đủ và đảm bảo an toàn, bảo quản cẩn thận tránh bị ẩm, mốc.
d.Biện pháp điều trị
- Kháng sinh là giải pháp duy nhất để trị bệnh
- Sử dụng Bio – Antico trộn vào thức ăn hoặc nước uống trong 3-5 ngày
- Uống Vitamin K hoặc Vitamin B
Việc phòng và điều trị các bệnh ở gà con thường mắc phải không phải là vấn đề khó, chỉ cần người chăn nuôi tìm hiểu, nắm rõ kiến thức về bệnh, có các phương pháp chăm sóc, phòng và trị bệnh hợp lý, kịp thời thì sẽ hạn chế cách tối đa mọi vấn đề xấu trong chăn nuôi.