Mách bạn một số biểu hiện khi bệnh bạch lỵ ở gà xuất hiện

bệnh bạch lỵ ở gà

Ở các vùng nông thôn, để cải thiện những bữa ăn hàng ngày, ngoài việc trồng rau, thả cá thì người nông dân có thể nuôi thêm một số gia súc gia cầm. Trong quá trình chăn nuôi, ngoài việc tìm hiểu các loại thức ăn tốt nhất cho chúng, thì việc chăm sóc khi chẳng may phát bệnh cũng là điều nên làm.

Để có thể chăm sóc tốt trong quá trình bệnh tìm đến thì trước tiên, người nông dân cần phải tìm hiểu nguyên nhân của bệnh. Và trong số đó có bệnh bạch lỵ ở gà là khó có thể phát hiện nhất. Nếu như bạn không tìm ra nguồn gốc của bệnh để kịp thời chữa trị, chúng sẽ ngày càng một nặng sau đó chết dần và chết mòn.Vậy biểu hiện khi gà mắc bệnh bạch lỵ là gì? Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu nhé.

Biểu hiện của bệnh bạch lỵ ở gà

bệnh bạch lỵ ở gà
Biểu hiện của bệnh bạch lỵ ở gà.

Khi gà mắc bệnh bạch lỵ thường nằm trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuần. Bệnh có dấu hiệu lây nhiễm khá nhanh do một số vi khuẩn gây ra, trong đó có salmonella. Salmonella thuộc dạng vi khuẩn sống lâu và khó điều trị, thời gian sống có thể lên đến 4 tháng hoặc sẽ hơn, nếu bạn không phát hiện kịp thời. Loại vi khuẩn này có độ lây lan khá rộng và thường ẩn nấp khá kỹ, nên nhiều khi bạn khó có thể phát hiện ra.

Một số biểu hiện của bệnh bạch lỵ ở gà thường là:

Đứng nguyên một chỗ, đi lại ì ạch, xù lông, mỏi mệt, buồn ngủ, ủ rũ, lười đi lại, bỏ cả ăn và uống. Ngoài ra, bạn sẽ thấy xuất hiện phân vàng – trắng –lỏng ở xung quanh những con gà có hiện tượng bị bệnh. Không chỉ vậy, lông và hậu môn của gà luôn bị dính bẩn hoặc phân bám vào bê bết, nhìn rất là bẩn.

Nguyên nhân từ đâu khiến gà mắc phải căn bệnh bạch lỵ?

bệnh bạch lỵ ở gà
Nguyên nhân lây nhiễm từ gà mẹ sang trứng, sau đó nở thành gà con

Như chúng ta đã biết, gà mắc bệnh bại lỵ là do một số vi khuẩn gây ra và có thể mắc bệnh thông qua đường máu, được truyền nhiễm từ gà mẹ trước. Nếu trong thời điểm đang đẻ trứng và mắc bệnh này, thì khi ấp nở thành gà con, độ lây nhiễm và mắc bệnh sẽ có khả năng khá cao.

Ngoài ra, trong quá trình chăn nuôi, không gian nơi úm hoặc môi trường xung quanh chuồng trại không được sử dụng các loại dung dịch để tiệt trùng, thì sự xâm nhập của các loại vi khuẩn là điều khó tránh khỏi.

Nếu như bạn không kịp thời phát hiện bệnh bạch lỵ ở gà và tách ly chúng khỏi những con đang khỏe mạnh, thì độ lây truyền ngày một tăng nhanh.

Làm sao để khắc phục và phòng ngừa khi gà mắc bệnh bạch lỵ?

bệnh bạch lỵ ở gà
Phải thường xuyên diệt khuẩn và phun một số loại thuốc sát trùng dành riêng cho gà, ở xung quanh khu vực chuồng trại.

Để nguyên nhân của căn bệnh này không xuất hiện, chỉ còn cách bạn cần phải phòng tránh nó. Bằng cách nào? Hãy để chúng tôi mách bạn nhé.

  • Trước tiên, trong quá trình chăn nuôi, bạn phải thường xuyên diệt khuẩn và phun một số loại thuốc sát trùng dành riêng cho gà, ở xung quanh khu vực chuồng trại.
  • Thường xuyên dọn phân sạch sẽ không để lưu cữu quá nhiều, một số vật dụng chuyên dùng cho gà ăn và uống cần phải được kỳ cọ vệ sinh mỗi ngày.
  • Khi gà con vừa được úm nở trên 3 ngày, cần phải pha ngay 1g ampicoli với 2 lít nước cho uống để phòng bệnh trước. Còn đối với gà con khi nở đã bị lây nhiễm đường truyền từ trong trứng của gà mẹ mắc bệnh, bạn nên loại bỏ hoặc cách ly chúng ra xa khỏi khu vực chăn nuôi.
  • Nếu bạn thấy cả đàn có biểu hiện mắc bệnh bạch lỵ ở gà, hãy pha ngay 1g ampicoli trong 2 lít nước cho chúng uống liên tục. Ngoài ra, bạn cần bổ xung thêm một vài loại thuốc như: bcomplex, men tiêu hóa, enroflocaxin hoặc noploxacin.

Kết luận

Vậy là một số biểu hiện của gà khi bị bệnh bại lỵ đã được chúng tôi nêu ra rồi nhé. Hy vọng với một số các biểu hiện trên sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện ra bệnh và nhanh chóng khắc phục để tránh tình trạng lây lan. Nếu như đàn gà của bạn đang rất khỏe mạnh, bạn đừng chủ quan mà quên đi cách phòng ngừa căn bệnh này nhé.