Hiện nay, dịch bệnh ở gà diễn ra rất phức tạp. Điều này khiến cho chủ các đàn gà không khỏi lo lắng. Việc một đàn gà bị bệnh sẽ ảnh hưởng thiệt hại rất nhiều tới kinh tế. Trong đó, có bệnh đầu đen trên gà – một căn bệnh rất dễ khiến cho đàn gà nhà bạn chết sạch. bạn đang có nhu cầu tìm cách giải quyết vấn đề này. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu cách phòng và điều trị bệnh đầu đen ở gà nhé.
Nguyên nhân gây bệnh đầu đen ở gà
Trong các cá thể trong trứng giun chứa rất nhiều các đơn bảo Histomonas. Đây là một dạng đơn bào rất nguy hiểm với hệ tiêu hóa của động vật. Khi gà ăn phải loại đơn bào này sẽ bị nhiễm bệnh đầu đen. Bệnh đầu đen là một dạng bệnh ký sinh trùng hay còn được gọi là bệnh viêm gan ký sinh trùng truyền nhiễm, bệnh kén ruột thừa.
Đối tượng chủ yếu là các đàn gà, được thả ngoài. Khi này gà đi với giun kim và ăn phải các đơn bào nói trên.
Dấu hiệu nhận biết
Khi gà dính phải bệnh đầu đen, gà thường có các biểu hiện sốt cao, chết nhanh sau tầm 1 – 2. Bệnh này đặc biệt nguy hiểm là trước khi chết gà không có biểu hiện gì điển hình ra bên ngoài. Khiến cho các chủ đàn gà rất khó nhận biết để cách ly và điều trị.
Đôi khi gà mắc bệnh này lại có biểu hiện ra bên ngoài và giống với các bệnh khác, Như: gà có hiện tượng ủ rũ, rúc đầu vào cánh, thường đứng tụm ra chỗ nắng. Một đặc điểm rõ nhất để phân biệt gà bị mắc bệnh này với các bệnh khác là đầu gà bị đen. Đây là một dấu hiệu mà các chủ đàn gà cần chú ý để nhận biết bệnh. Từ đó có thể tách cá thể gà ra khỏi đàn và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Cách điều trị bệnh đầu đen ở gà.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh đầu đen ở gà. Tuy nhiên hãy dựa vào những dấu hiệu, tình trạng bệnh của gà và sự tư vấn của bác sĩ thú y để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất nhé.
Bạn có thể tìm trực tiếp thuốc vào cơ thể gà để cho quá trình điều trị bệnh nhanh khỏi nhé. Về thuốc tiên bạn có thể sử dụng các loại thuốc có chứa Doxycyclin.
Hoặc cũng có thể sử dụng các loại thuốc bằng đường tiêu hóa. Bạn có thể trộn vào thức ăn cho gà ăn cùng với các loại thuốc có chứa Sulfamonomethoxine. Hãy trộn tỉ lệ thuốc phù hợp theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm các bạn nhé.
Đồng thời với việc sử dụng các loại thuốc điều trị. Bạn cũng nên sử dụng các thực phẩm bổ sung để giúp cho gà tăng sức đề kháng. Bạn có thể sử dụng các loại vitamin hoặc điện giải hòa vào nước cho gà uống. Và không quên cho gà ăn với khẩu phần ăn hợp lí, thức ăn không chứa các nấm mốc nhé.
Lưu ý về cách phòng bệnh đầu đen ở gà hiệu quả.
Luôn đảm bảo vệ sinh khu vực xung quanh chuồng trại luôn được sạch sẽ nhất. Sau mỗi lứa gà, các bạn nên đảm bảo cho chuồng gà có thời gian nghỉ để loại bỏ các vi khuẩn độc. Không được nhốt chung gà với vịt, vịt rất hay nghịch nước khiến cho chuồng gà ướt, Đây là điều không tốt với đàn gà tí nào. Thường xuyên phun thuốc khử trùng ( 1 tuần 1 lần phun ).
Luôn tăng cường cho gà ăn các thực phẩm bổ sung để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đó là việc sử dụng các chất điện giải hoặc vitamin C pha vào nước cho gà uống. Cho gà ăn những thức ăn tươi không bị nấm mốc. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sự hoạt tốt của hệ tiêu hóa của gà. Hãy chung tay để nói không việc bị mắc bệnh đầu đen ở gà nhé
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách phòng và điều trị bệnh đầu đen ở gà hiệu quả nhất. Hãy luôn chăm sóc cho đàn gà với những phương pháp kĩ thuật nhất. Để giúp cho đàn gà nhà mình luôn được khỏe mạnh và không bị mắc bệnh. Qua những thông tin ở trên, chúng tôi mong muốn điều đó sẽ giúp ích cho tất cả các bạn trong việc chăm sóc cho gà. Chúc cho tất cả các bạn có những đàn gà luôn khỏe mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhé.