Cách phòng và điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà hay còn gọi là bệnh sốt rét không còn xa lạ gì với chúng ta nữa, bởi hiện nay hàng loạt các dấu hiệu như mào nhợt, bỏ ăn, tiêu chảy phân xanh màu lá cây thẫm,mệt mỏi, di chuyển chậm chạp hay tình trạng máu khó đông… đang xảy ra phổ biến ở gà trên diện tích rộng gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Gà mắc bệnh ký sinh trùng đường máu

Với tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa chính là điều kiện môi trường thuận lợi cho các loại vi rút sinh sôi nảy nở, dẫn tới bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà ngày càng gia tăng, nhất là các vùng trồng lúa nước. Từ tháng 2 – tháng 7 là thời điểm mà bệnh xảy ra nhiều nhất, tỉ lệ nhiễm bệnh từ 15 – 20%, 70% tỉ lệ tử vong đối với gà nhỏ, gà trưởng thành, gà đẻ thì có tỉ lệ từ 5 – 20%. Đây là con số báo động đang gây ra lo ngại cho các trang trại chăn nuôi.

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

  • Sự chuyển mùa từ xuân sang hè, khi hậu ẩm thấp…tạo điều kiện thuận lợi cho các côn trùng sinh sôi gây bệnh như muỗi, dĩn…
  • Các đơn bào ký sinh trùng máu có tên là Leucocytozoon chia thành các hợp tử nhỏ, di chuyển dần lên tuyến nước bọt của các vật chủ trung gian như muỗi, dĩn, bọ mạt phá hủy các tế bào hồng cầu, bạch cầu trong cơ thể gà.
bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Các biểu hiện bệnh ký sinh trùng đường máu

Loài nào dễ mắc bệnh nhất?

Bệnh hình thành ở rất nhiều loài động vật như: Vịt trời (L. bonasae), chim bồ câu (L. marchouxi ), Gà trắng, gà đẻ hay gà thịt thả vườn (L. scoutedeni); L. simondi (vịt, ngan, ngỗng); L. smithi (gà tây).

Bệnh có triệu chứng gì?

Thể cấp tính

  • Thường xảy ra ở gà > 35 ngày tuổi
  • Thời gian ủ bệnh từ 7 – 12 ngày
  • Gà có các biểu hiện: kém ăn, sốt cao
  • Mào nhợt nhạt, miệng có nhiều dịch nhờn, tiêu chảy kéo dài
  • Tiêu chảy kéo dài, phân loãng màu xanh thẫm
  • Đến ngày thứ 13 – 14 bệnh nặng hơn, xuất hiện tình trạng ộc máu ở miệng, mũi, mào, tích thâm…nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì tử lệ tử vong cao lên đến 70%.
bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Mào gà nhợt nhạt

Thể mạn tính

  • Gà trưởng thành, gà mái đẻ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất,
  • Có các biểu hiện thiếu máu, niêm mác nhợt nhạc
  • Gà kém ăn, chậm lớn
  • Mào thâm và phân loãng…gà có thể giảm đẻ hoặc tắt đẻ hoàn toàn.
  • Có dấu hiệu liệt chân
  • Tỉ lệ chết khoảng 5 – 20%.
bệnh ký sinh trùng ở gà
Phân gà màu xanh

Dựa vào yếu tố nào để chẩn đoán bệnh?

Dựa vào triệu chứng:

Ở những đàn gà sinh sản thường xuất hiện các biểu hiện như sốt cao, bỏ ăn, phân xanh hay giảm đẻ đột ngột.

Dựa vào mùa vụ và lứa tuổi:

Ở lứa gà hướng trứng 1,5 tháng tuổi trở lên là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Đặc biệt, với môi trường khi hậu nhiệt đới ẩm giáo mùa, nhất là mùa mưa là điều kiện thuận lợi để các côn trùng như muỗi, dĩn…sinh sôi gây ra bệnh.

Dựa vào bệnh tích đặc trưng:

Với các dấu hiệu đặc trưng cơ bản như: Cơ ức khô cứng, nhợt nhạt loang lổ các vùng nhạt màu; Thành ruột dày, Gan, lách sưng to và mủn nát, hiện tượng hoại tử màu trắng sữa hay trong dạ dày cơ có chất chứa màu vàng xanh là yếu tố để nhận biết bệnh ký sinh trùng ở gà.

bệnh ký sinh trùng ở gà
Xuất huyết đường ruột

Bệnh ký sinh trùng ở gà gây ra hậu quả gì?

Đây là căn bệnh nguy hiểm không kém gì các căn bệnh truyền nhiễm khác, bởi rất khó tiêu diệt và kiểm soát được các vật chủ trung gian.
Trước mắt gây thiệt hại lớn về kinh tế, về sau để lại hậu quả như tình trạng bội nhiễm sang các bệnh nguy hiểm khác, giảm tỷ lệ đẻ từ 75% xuống còn 25%, tăng trọng giảm, thiếu máu, miễn dịch kém.

Làm thế nào để phòng chữa bệnh hiệu quả?

Phòng bệnh theo phương pháp dân gian

Vệ sinh phòng bệnh:

  • Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phát quang bụi rậm, phun thuốc diệt muỗi, côn trùng ở khu vực chăn nuôi.
  • Xây dựng mô hình chuồng trại hợp lý, chọn vị trí khô ráo, thoáng mát.
  • Tăng cường các hình thức chăm sóc, quản lý hiệu quả để nâng cao sức khỏe cho đàn gà.
  • Bổ sung các loại vitamin, chất điện giải, men tiêu hóa…để tăng cường sức đề kháng cho gà.

Điều trị theo thuốc y khoa

Được đánh giá là căn bệnh khá nguy hiểm, nên khi chuồng trại chăn nuôi đã có dấu hiệu của bệnh ký sinh trùng đường máu thì cần được điều trị theo phác đồ hợp lý.

  • Sử dụng thuốc có thành phần Sulfamonothiazine, Sulfadimethoxin, Rigecocin
  • Thời gian: 5 – 7 ngày
  • Liều lượng: 1g/ 2 lít nước
  • -Bổ sung Vitamin A+ Vitamin K3.
  • Liều lượng và liệu trình theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
bệnh ký sinh trùng ở gà
Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo phác đồ

Lưu ý

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là căn bệnh có mức độ lây lan rất nhanh và khó kiểm soát, gây ra những hậu quả nặng nề cho người chăn nuôi. Vì vậy, cần phải có phương pháp phòng theo định kỳ để hạn chế một cách tối đa cơ hội cho bệnh bùng phát.

Bên cạnh đó, các yếu tố truyền nhiễm cũng bắt nguồn từ các vật thể trung gian như muỗi, dĩn…nên cũng có biện pháp ngăn chặn, phòng chữa kịp thời.

Vừa gây ra hậu quả nặng nề về kinh tế mà mức độ lây lan nhanh khá nguy hiểm, nên người chăn nuôi cầm nắm vững kiến thức về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà, có các chiến lược, phương pháp chăm sóc, phòng và trị bệnh cách tốt nhất để hạn chế tối đa mức thiệt hại không đáng có.