Bí quyết trị bệnh thương hàn ở gà tận gốc

bệnh thương hàn ở gà

Gà bị bệnh thương hàn có biểu hiện gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh và có biện pháp nào để chữa trị triệt để không? Đó là các câu hỏi mà người chăn nuôi đang quan tâm hàng đầu, khi mà ở gà xuất hiện hàng loạt các biểu hiện bất thường, gây ra tổn hại kinh tế lớn.

bệnh thương hàn ở gà
Bí quyết trị bệnh thương hàn ở gà hiệu quả

Khái niệm bệnh thương hàn ở gà

Thuộc loại bệnh truyền nhiễm trùng toàn thân cấp tính, có tốc độ truyền nhiễm nhanh. Bệnh do loại vi khuẩn Samonella gây ra, khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi như thời điểm nắng nóng hoặc mưa lũ kéo dài sẽ khiến mầm bệnh càng lây lan nhanh.
Bên cạnh đó, môi trường xung quanh và trong chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ cũng chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở mọi lứa tuổi của gà.
Gà đẻ trứng và loại gà trưởng thành là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Khi gà đã mắc bệnh thương hàn rồi thì tỷ lệ tử vong khá cao.

Nguyên nhân nào gây bệnh?

Bệnh lây lan qua 2 hình thức chính:

Truyền dọc:

Sự lây nhiễm từ mẹ sang con, lây lan qua vỏ trứng và truyền vào gà con.

Truyền ngang:

Gà bị bệnh thương hàn sẽ lây qua gà khỏe mạnh, hoặc những con gà sau khi mắc bệnh sống sót sẽ là vật chứa vi khuẩn truyền nhiễm sang con khác.
Bên cạnh đó, bệnh còn có thể lây qua đường thức ăn, nước uống, các dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh.

gà bị bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn truyền nhiểm nhanh bởi các loại vi khuẩn Samonella

Triệu chứng của bệnh thương hàn ở gà là gì?

Ở gà con:

  • Khi mới nở, trông gà sẽ ốm yếu, kém ăn, chân khô và có thói quen tụ tập lại gần đèn sưởi ấm.
  • Gà đi ngoài có phân màu trắng, bết dính vào hậu môn, chứa nhiều dịch nhày.
  • Chướng bụng, đầy hơi, có nhiều điểm hoại tử màu trắng lấm tấm.
  • Thận bị xung huyết đỏ, phổi, tim, thành dạ dày cũng xuất hiện nhiều điểm trắng xám nhạt.
bệnh thương hàn ở gà
Phân vón cục, long bết dính ở hậu môn.

Ở gà trưởng thành:

  • Ruột viêm loét, xuất hiện triệu chứng hoại tử gan.
  • Thiếu máu nên mào gà trở nên nhợt nhạt
  • Bị bại huyết nên gà gầy gò, ốm yếu, cân nặng thấp
  • Tiêu chảy, trương bụng và đi ngoài phân có màu xanh lục.

Ở gà mái:

  • Viêm buồng trứng, ống dẫn trứng, nag trứng bị méo mó.
  • Lòng đỏ trứng và vỏ trứng có dính máu
  • Giảm khả năng đẻ, có nhiều trứng non và rất dễ vỡ.
bệnh thương hàn ở gà
Xuất hiện dấu hiệu xung huyết, hoại tử ở gan

Biện pháp phòng và trị bệnh

Phòng bệnh:

  • Lập tức cách ly những con gà có dấu hiệu của bệnh ra khỏi đàn để điều trị.
  • Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ chăn nuôi, máng ăn, máng uống
  • Phun thuốc sát trùng toàn bộ chuồng trại, môi trường xung quanh khu vực chăn nuôi theo định kỳ.
  • Luôn đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống hợp vệ sinh, không bị nấm mốc.
  • Tiêm phòng hoặc cho uống các loại vacxin phòng bệnh theo định kỳ như: Hupha – Floral; E 10000 – U …
  • Bổ sung các loại thuốc bổ, vitamin để tăng khả năng miễn dịch cho gà.
  • Cho uống 1g/lit men tiêu hóa sống + thuốc có thành phần Amoxicillin, Oxytetracyclin, Flofenicol và Enrofloxacin.
Sử dụng các loại thuốc đặc trị bệnh theo chỉ dẫn

Biện pháp điều trị bệnh:

  • Khi phát hiện gà đã mắc bệnh thương hàn, thì ngay lập tức cho dùng các loại kháng sinh như: Florfenicol, terramycin, gentamycin và colistin, enrofloxacin, flumequine,…trộn cùng thức ăn sử dụng trong 7 ngày liên tiếp.
  • Sử dụng thêm kháng thể E.coli cho gà uống 2 lần/ngày trong 3 ngày liên tiếp.
  • Bổ sung các loại vitamin, điện giải để tăng cường sức đề kháng.
  • Tỉa bớt lông ở hậu môn để tránh tình trạng bết dính phân.
Dùng ngay các loại thuốc kháng sinh chuyên dụng để chữa trị bệnh thương hàn ở gà kịp thời

Kết Luận

Gà bị bệnh thương hàn không khó để điều trị, chỉ cần nhận biết rõ các dấu hiệu về bệnh, tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây, thì sẽ đưa ra được các giải pháp điều trị kịp thời. Với những thông tin, bí quyết trị bệnh thương hàn ở gà tận gốc được chia sẻ trong bài viết này, sẽ giúp bạn yên tâm để khắc phục mọi vấn đề bệnh tật xảy ra ở đàn gà, từ đó có kinh nghiệm tốt hơn trong chăn nuôi.