Nuôi gà đá là một cái nghề cần sự kỹ lưỡng và tỉ mỉ rất cao, ngoài việc chọn được giống tốt, các sư kê còn phải xây dựng chuồng trại, thiết kế mô hình chăn nuôi sao cho hợp lý để có thể đảm bảo các yếu tố khách quan: hướng gió, hướng nắng, làm sao để không bị chuột cắn,…Có nhiều người mới vào nghề, họ luôn mong muốn xây dựng cho mình một mô hình nuôi gà chuyên nghiệp. Nắm bắt được điều đó, để giúp những chiến kê có một mô hình chăn nuôi chất lượng thì bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cách thức xây dựng mô hình nuôi gà đá thu về tiền tỷ.
Cách thức nuôi gà đá
Trong chăn nuôi gà đá, để có một đàn gà chất lượng tốt thì cần có cách thức nuôi gà chuyên nghiệp.
Xây dựng chuồng trại đảm bảo yếu tố sạch sẽ và thoáng mát
Việc xây dựng chuồng trại này có thể tùy vào khả năng của mỗi người. Tuy nhiên, đó lại là một yếu tố điều quan trọng trong mô hình nuôi gà đá cựa sắt. Gà chọi là một loài có tính hiếu chiến, là gà chuyên đi thi đấu nên rất dễ xung đột, đá nhau giữa các con. Do đó mà sư kê, chủ kê không nên nuôi chung nguyên đàn như nuôi gà thường.
Có thể xây dựng chuồng trại theo nhiều cách: xây dựng chuồng trại bê tông với các chuồng riêng biệt. Hoặc cũng có thể chuẩn bị các lồng nuôi dành cho các con gà chọi. Ngoài ra, nếu nuôi chung các con gà chọi thì chủ kê, sư kê cần lựa chọn một con đầu đàn. Đó phải là con hùng dũng, có uy lực, có sức mạnh. Để làm đầu đàn dễ dàng cho việc quản thúc các con gà chọi khác.
Chọn giống
Chọn được giống tốt là tiền đề cho một lứa gà chọi tốt. Việc chọn giống, các sư kê có thể tự nhân giống hoặc tìm mua nguồn giống ở những nơi uy tín. Tuy nhiên, muốn nguồn giống được ổn định, chất lượng như mình mong muốn thì tự nhân giống là thích hợp hơn cả.
Khi lựa chọn giống theo cách tự nhân giống thì các chủ kê cần lưu ý lựa chọn giống mái cho kỹ vì đa phần gà chọi thường giống mẹ nhiều hơn. Còn đối với gà trống, con nào có ngoài hình tốt, thể chất tốt, tính tình hung hăng thì nên chọn.
Quá trình chăm sóc gà chọi
Cũng giống như con người, gà chọi ở mỗi một giai đoạn sẽ có một công thức dinh dưỡng khác nhau.
Với gà từ 1 – 5 ngày tuổi thì có thể cho ăn cám, ngô hoặc gạo. Sau 5 ngày tuổi thì có thể trộn cám ngô gạo với một số loại cá để gà chọi ăn. Khi gà chuyển sang giai đoạn trưởng thành thì nên bổ sung mồi, rau xanh và các dưỡng chất khác để gà tăng cơ bắp và sức khỏe.
Ngoài ra, gà cần được cho hoạt động thường xuyên để đảm bảo chúng được nhanh nhẹn, hoạt bát, đó là những yếu tố cơ bản của gà chọi. Bên cạnh đó, có thể bổ sung một số thảo dược hoặc thức ăn khác cho gà chọi tùy theo điều kiện thời tiết, sức khỏe của gà chọi và điều kiện của sư kê, chủ kê.
Một điều quan trọng và cần hết sức lưu ý trong việc nuôi gà, đó là tiêm vacxin định kỳ và phun thuốc diệt trùng. Đồng thời cần quan sát, theo dõi, chú ý các biểu hiện, tình trạng của gà vì chúng rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là màu mồng gà vì mồng gà thường là nơi thể hiện sức khỏe của gà.
Một số lưu ý, mẹo khi xây dựng mô hình nuôi gà đá
Để có một mô hình nuôi gà đá hợp lý thì cần lưu ý một số điều sau:
- Chuồng phải đảm bảo được cho mọi hoạt động của gà và thuận tiện cho việc vệ sinh của người chăn nuôi.
- Chuồng phải đảm bảo cách mặt đất ít nhất 70cm để khi mưa xuống chuồng không bị ngập, gà không bị ướt.
- Mái chuồng cần làm cao ráo, hơi nghiêng, mái nhô ra bên ngoài, không để tình trạng mưa hắt vào chuồng và đầy đủ ánh sáng.
- Đối với mô hình chăn nuôi lớn thì cần phải có hệ thống xông hơi, chắn gió để đảm bảo mát mẻ cho gà vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
- Khoảng cách hai chuồng đối diện nên cách nhau ít nhất 2-3 thước. Ngoài ra, bên cạnh chuồng nên cho một bãi chơi và luyện tập bằng đất cho gà, hạn chế việc gà bị tổn thương do tiếp xúc với bê tông hay sắt quá lâu.
Kết luận
Bài viết trên đây là những chia sẻ về cách thức nuôi gà và một số lưu ý khi xây dựng chuồng trại. Hy vọng những thông tin đó sẽ giúp cho các chủ kê có ý tưởng xây dựng mô hình nuôi gà đá hợp lý. Nếu muốn có thêm nhiều kiến thức về nuôi gà đá thì hãy theo dõi web nuôi gà đá chuyên nghiệp của chúng tôi để cập nhật thông tin thường xuyên.